Thi công hồ tôm bằng màng chống thấm HDPE là một mô hình khá phổ biến hiện này nhờ vào các ưu điểm nổi trội của của vật liệu HDPE. Cùng Tiến Huệ tìm hiểu cách thi công hồ tôm cũng như lợi ích mô hình này mang lại như thế nào nhé.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm bằng màng chống thấm HDPE
NỘI DUNG CHÍNH
Màng chống thấm HDPE có thể sử dụng trên đất chua, phèn hay đất xấu khác nhau. Khả năng chống thấm, tính trơ với axit, kiềm giúp cải tạo ao hồ cũ hiệu quả.
- Giữ nguồn nước
Màng chống thấm HDPE giúp giữ nguồn nước lâu dài nhờ khả năng chống thấm. Giảm chi phí bơm nước vào hồ so với phương pháp truyền thống.
Đảm bảo chiều sâu của mực nước được duy trì theo yêu cầu thiết kế. Điều này giúp môi trường sống của thủy hải sản luôn an toàn.
- Đảm bảo lượng oxy trong nước
Màng HDPE có khả năng ngăn ngừa hiện tượng lắng đọng oxy dưới lớp bùn. Do đó, lượng oxy không bị giảm cũng như giảm chi phí thiết bị sục khí vào hồ.
- Duy trì chất lượng nguồn nước
Vì nước trong hồ ít thay đổi nên lượng oxy, độ chua và độ mặn cũng hạn chế thay đổi theo. So với ao hồ truyền thống, mô hình này giúp loại bỏ trường hợp nước đục do xói mòn hoặc lớp bùn đất gây ra.
Đáy hồ sạch nên đảm bảo nguồn thức ăn không bị nhiễm tạp chất từ đó khả năng ăn của thủy hải sản cũng tăng theo.
- Giảm rủi ro dịch bệnh
Bề mặt trơn của màng HDPE dễ dàng diệt khuẩn sau khi thu hoạch. Quý khách chỉ cần rửa sạch và phơi nắng từ 1 – 2 ngày.
Nước trong hồ được màng HDPE cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật mang mềm bệnh.
- Thuận tiện trong thu hoạch
Thủy hải sản, đặc biệt là tôm, sẽ không bị thất thoát do lẫn trong bùn đất khi thu hoạch trong màng chống thấm HDPE. Thời gian thu hoạch, vệ sinh nhanh hơn giúp chất lượng đầu ra tốt hơn.
Các bước thi công hồ tôm bằng màng chống thấm HDPE
-
Công tác chuẩn bị mặt bằng
Nền đất cần được gia cố chắc chắn và loại bỏ các vật nhọn có nguy cơ gây hư hại. Nếu nền đất xấu thì cần phải có lớp bảo vệ dưới màng HDPE để tránh các tác động này. Chuẩn bị hệ thống rãnh neo để giữ màng chống thấm cố định khi thi công.
-
Chuẩn bị lớp bảo vệ phía dưới và phía trên màng chống thấm
Lớp bảo vệ phía dưới là vải địa kỹ thuật. Ngoài tác dụng bảo vệ thì còn có tác dụng thoát nước và thoát khí phía sau màng HDPE.
Đối với nền đất có nhiều khe nứt hay xấu thì có rải thêm lớp cát để kết hợp. Việc này giúp tạo thành lớp bảo vệ hoàn hảo hơn cho màng HDPE phía trên.
Lớp bảo vệ phía trên phải được tính toán cho từng điều kiện cụ thể. Chúng ta có thể sử dụng bê tông cốt thép.
-
Thực hiện trải màng và hàn các mép nối
Trải màng HDPE tại các vị trí được đánh dấu. Lưu ý các vị trí mép màng phải chống lên nhau một cách bằng phẳng. Cố định mép màng tại vị trí rãnh neo để hạn chế màng bị tốc do gió.
Thực hiện hàn các mép màng để tạo thành một lớp lót hoàn chỉnh. Đối với các vị trí nhỏ, cần sửa chữa thì thực hiện phương pháp hàn đủ để xử lý. Cuối cùng là kiểm tra và bàn giao cho chủ đầu tư.
Bên cạnh phân phối màng chống thấm HDPE, Tiến Huệ còn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thi công tận nơi. Tùy thuộc vào nhu cầu mà chúng tôi sẽ lên kế hoạch và thực hiện với sự giám sát của quý khách.
Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
- Địa chỉ: 19/9D Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
- Điện thoại: 028 11 437 888
- Website: tienhue.com.vn, mangchongtham.com.vn
- Email: tienhueco@gmail.com
Để lại một bình luận